Tranh thờ in dầu ép foam ,Cửu huyền thất tổ- GT02

Tên sản phẩm: Tranh thờ in dầu ép foam ,Cửu huyền thất tổ- GT02
Danh mục: Tranh Thờ Cúng
Giá:

1.600,000đ

Mã sản phẩm: GT01
Kích thước: HP:55*130cm - câu đối 33*128 cm
Trạng thái: Đang có hàng
Hãng sản xuất:

 

– Chất liệu in mực dầu cao cấp, độ bền màu trên 50 năm.
hình ảnh được phủ lụa chống trầy và bụi + formex.
-Tấm formex có trọng lượng nhẹ, không thấm nước, không độc hại
-Tấm formex có tính dẫn nhiệt thấp, cách nhiệt tốt, cách âm tốt
-Tấm formex có thể chống lại sự ăn của mòn hóa học, chịu được tác động của thời tiết.
-Tấm formex có độ dai bền, chịu được tác động mạnh.

– Lồng khung combosit cao cấp
– Giao hàng tận nhà miển phí Toàn Quốc 

– thanh toán khi nhận hàng.

Thất Tổ” trong nền văn hoá Việt Nam

Theo cách nhìn tổng quát, văn hóa có hai phần đặc trưng, đó là văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Nền văn hóa vật chất bao gồm các lĩnh vực thuộc khoa học kỹ thuật. Văn hóa tinh thần bao gồm các lĩnh vực thuộc học thuật, tư tưởng, tôn giáo và các loại hình giải trí, nghệ thuật
Cách biểu hiện lòng tôn trọng, nhớ ơn và biết ơn ông bà cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp qua việc thờ cúng của người Việt Nam thuộc loại hình văn hoá tinh thần. Cách tôn kính, thờ cúng này không phải ở Việt Nam mới có, mà từ thuở nhà Hạ (2183-1752 trước TL), Thương/ Ân (1751-1112 trước TL), Chu (1111? – 249 trước TL) bên Trung Hoa cũng đã có nghi lễ thờ cúng ông bà tổ tiên rồi. Các vua chúa thường đi tế Giao (cúng trời đất) ở một nơi được xem là linh thiêng, hoặc cúng tổ tiên trong Thái Miếu. Nền văn hoá Việt Nam thời cổ và trung đại cũng vậy. Các vua chúa thường đi cúng tế nơi Thái Miếu, nơi đền thờ các vị khai quốc công thần. Còn người dân dã thì thường thờ ông bà cha mẹ tại nhà và làm lễ cúng giỗ hàng năm.
Điều đáng nói ở đây, là nền văn hoá tinh thần nầy đã được duy trì, phát huy và thấm sâu vào lòng dân tộc Việt Nam dù trải bao biến thiên lịch sử. Không phải đất nước nào cũng duy trì được nền văn hoá quý báu này. Trung Hoa, một trong 3 cái nôi văn minh nhân loại thời cổ, đến khi Cách Mạng Tân Hợi năm 1911 thì nền văn hoá tinh thần bị hạ bệ, nhất là giai đoạn “Cách Mạng Văn Hoá” thì tinh thần “ăn trái nhớ kẻ trồng cây”, “uống nước nhớ người đào giếng” hoàn toàn bị xoá sổ, mà thay vào đó là nền văn hoá của “Mao Chủ Tịch”.
Ðại Ðức Minh Nghị đang du học bên Trung Hoa kể cho chúng tôi nghe, khắp đại lục Trung Hoa không có được một nhà có bàn thờ ông bà cha mẹ của mình. Vào nhà chỉ thấy hình của bác Mao Trạch Đông thôi! Các chùa chiền thì không thấy có nhà thờ “Cửu Huyền Thất Tổ” hoặc “Vãng Sinh Ðường”, thậm chí một số chùa chiền cũng không thấy có nhà thờ Tổ (Tổ đường). Khái niệm “thờ cúng” ông bà cha mẹ gần như bị lãng quên và họ còn cho đó là một nghi thức “cổ lổ xỉ”. Họ cho rằng “thờ cúng” là một hình thức mê tín dị đoan, nên đã cực lực loại bỏ! Thế là cả một nền văn hoá “Ẩm thuỷ tư nguyên” (uống nước nhớ nguồn) tốt đẹp mấy ngàn năm, một truyền thống hiếu thảo “phụ hề sanh ngã, mẫu hề cúc ngã, ai ai phụ mẫu, sanh ngãcùlao, dục báo thâm ân, hiệu thiên võng cực” (Kinh Thi)[1] đã từng làm xúc động bao con tim của bao thế hệ, nay không còn duy trì nữa. Thật buồn thay cho một nền văn hoá có bề dày nhất nhì trong lịch sử văn minh nhân loại, và cũng là một nền văn hoá được đánh giá là tôn trọng chữ hiếu bậc nhất trong lịch sử nhân loại, thế mà ngày nay lại thiếu vắng tinh thần tri ân và báo ân!
May mắn thay, văn hoá Việt Nam, dù trải bao thăng trầm lịch sử, nhưng đạo lý: “Sang đò nhớ ơn người chèo chống, nằm võng nhớ ơn người mắc dây” vẫn được khắc sâu trong tâm khảm người Việt, vẫn ấm áp trong tiếng hát hời ru con muôn thuở:

“Nước chảy ra thương cha nhớ mẹ
Nước chảy vào thương mẹ nhớ cha”.

Lời cuối, cầu chúc cư sĩ thân tâm thường lạc và tinh tấn trong mọi thiện sự.
[1] Cha sanh ra ta, mẹ nuôi lớn ta, xót thương cha mẹ, nuôi ta khó nhọc, muốn báo ơn sâu của cha mẹ, như vói lên trời cao không cùng.”

Tag:

Gửi thảo luận