Ý nghĩa Tranh Đá Quý các Di Sản Văn Hóa Việt Nam

Ý nghĩa Tranh Đá Quý các Di Sản Văn Hóa Việt Nam 

 tranh đá quý Chợ Bến Thành

        1. KHUÊ VĂN CÁC:

TD52-khue-van-cac

Hồn của một vị tổng trấn. Khuê Văn Các (Gác văn sao Khuê) là biểu tượng văn hóa của Thăng Long – Hà Nội từ nhiều đời nay, thấm đẫm tinh thần đề cao, tôn trọng học vấn, văn chương

        2.VỊNH HẠ LONG:

 17/12/1994 trong phiên họp lần thứ 18 của Hội Đồng Di sản  Thế giới thuộc Unesco tổ chức tại Thái Lan . Vịnh Hạ Long chính thức được công nhận  là Di sản thiên nhiên thế giới. Năm 2000, Vịnh hạ Long được UNESCO công nhận lần thứ 2 Di sản thế giới bởi giá trị địa chất, địa mạo. Bức tranh là hình ảnh một góc nét đẹp của Vịnh Hạ Long, Treo tranh Hạ Long trong nhà giúp ta có cảm giác thoải mái, vui vẻ hơn sau một ngày làm việc. Ngoài ra tranh Hạ Long rất thích hợp để tặng đối tác đặc biệt là người nước ngoài để khẳng định nét đẹp của Việt nam

      3.CẦU THÊ HÚC:

Hướng về phía Đông, hướng về phía mặt trời mọc để đón được toàn vẹn nguồn dưỡng khí ấy. Với ý nghĩa ấy, nên xưa nay cây cầu mang màu đỏ – màu của sự sống, của mọi nguồn hạnh phúc, của ước vọng truyền đời từ thời cổ đại đến nay – cây cầu Thê Húc – biểu tượng của thần mặt trời!

       4.HỒ GƯƠM:

Là một  hồ nước ngọt tự nhiên của thành phố Hà Nội. Trước kia hồ có các tên gọi như hồ Lục Thủy (nước có màu xanh quanh năm),hồ Thủy Quân (nơi duyệt thủy binh), hồ Tả Vọng và Hữu Vọng . Tên gọi hồ Hoàn Kiếm xuất hiện vào đầu thế kỷ 15, gắn với truyền thuyết vua Lê Thái Tổ trả lại gươm báu cho Rùa thần. Tên hồ được đặt cho một quận của Hà Nội, là quận Hoàn Kiếm. Đây cũng là hồ nước duy nhất của quận trung tâm Hoàn Kiếm của thủ đô Hà Nội.

        5.DINH ĐỘC LẬP:

Di tích lịch sử văn hoá Dinh Độc Lập nằm tại trung tâm thành phố Hồ Chí Minh. Dinh được đánh giá thành công, sáng tạo một kiến trúc hiện đại trên cơ sở kiến trúc cổ điển Pháp, tạo dựng một công trình hoành tráng, hài hòa với cây cỏ hoa lá, làm điểm kết lý tưởng của trục đại lộ Lê Duẩn. Dinh Độc lập vừa là điểm tham quan du lịch lý tưởng, vừa là nơi tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo, tiếp khách của các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài nước…

         6.BẾN NHÀ RỒNG:

Bến Nhà Rồng là một địa chỉ, một di tích đặc biệt của TP HCM, là nơi khởi đầu, gắn liền với con đường giải phóng dân tộc mà Bác đã đi. Đây là một dấu son của TP HCM nói riêng và của lịch sử ViệtNamnói chung.

         7. TRANH ĐÁ QUÝ CHỢ BẾN THÀNH:

Là một trong những địa điểm tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh. Trong nhiều trường hợp, hình ảnh khu cửa nam ngôi chợ này được xem là biểu tượng của thành phố.

Nguyên thủy, chợ Bến Thành đã có từ trước khi người Pháp xâm chiếm Gia Định. Ban đầu, vị trí của chợ nằm bên bờ sông Bến Nghé, cạnh một bến sông gần thành Gia Định (bấy giờ là thành Quy, còn gọi là thành Bát Quái). Bến này dùng để cho hành khách vãng lai và quân nhân vào thành, vì vậy mới có tên gọi là Bến Thành, và khu chợ cũng có tên gọi là chợ Bến Thành.

Tag:

Gửi thảo luận